Theo National Geographic: Hàng năm, ước tính có khoảng 8,165 tỷ kg chất thải nhựa xâm nhập vào đại dương thế giới từ các vùng ven biển. Lượng rác nhựa này lớn đến nỗi có thể đổ đầy một lớp dày 30cm trên tất cả các bờ biển trên toàn hành tinh.
Tất cả nhựa đó đều gây hại cho các sinh vật sống trong đại dương, từ các rạn san hô bị phủ bởi túi nhựa, đến rùa bị bịt miệng bởi ống hút, đến cá voi và chim biển bị chết đói vì bụng của chúng bị kẹt bởi những mảnh nhựa không không còn chỗ để chứa thức ăn.
Một nghiên cứu mới đang nổi lên về những tác động lâu dài có thể có của những mảnh nhựa nhỏ đối với chuỗi thức ăn biển, đưa ra những câu hỏi mới về tác hại cuối cùng nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người và an ninh lương thực.
Khoảng 40% của tất cả nhựa được sản xuất được sử dụng dạng bao bì, và phần lớn trong số đó chỉ được sử dụng một lần và sau đó bị thải bỏ vào môi trường. Chưa đến một phần năm của tất cả nhựa được tái chế, mặc dù nhiều quốc gia và doanh nghiệp đang thử các giải pháp sáng tạo để tăng tỉ lệ đó lên.
Mùa hè này, chính quyền từ thành phố Kwinana của Úc đã lắp đặt một hệ thống lọc mới, cực kỳ đơn giản và có lợi ích cao trong Khu bảo tồn Henley. Cụ thể, các túi lưới được đặt trên đầu ra của các ống thoát nước để tách các mảnh vụn lớn và do đó ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.
Lúc đầu, chính quyền thành phố đã lắp đặt hai cái lưới, có thể tách được hơn 371 kg rác trong vòng vài tuần. Do đó, họ quyết định lắp đặt những chiếc bẫy rác này trên khắp thành phố và giảm ô nhiễm cho động vật hoang dã và môi trường xung quanh.
Rác thải nhựa được tách ra từ các túi lưới
Lưới được nâng lên khi đầy, và rác được ném vào các xe tải thu gom rác đặc biệt được đưa đến một trung tâm phân loại rác, nơi nó được phân tách thành vật liệu không thể tái chế và tái chế. Sau đó, lưới được đặt trở lại trên các cửa thoát nước.
Hệ thống lọc này là một bằng chứng khác cho thấy ngay cả những thứ nhỏ như vậy có thể tạo ra sự khác biệt lớn và giúp chúng ta cải thiện cuộc sống trong khi bảo vệ môi trường của chúng ta.
Đánh giá chủ quan của người dịch: Phương thức này có thể áp dụng hiệu quả tại Việt Nam với chi phí phải chăng nhưng hiệu quả rất lớn. Chúng ta có thể tận dụng lưới bị hỏng từ hoạt động đánh bắt hải sản để chuyển đổi cho mục đích này.